Hiện nay, với rất nhiều thay đổi trong các chính sách ngành Dược cũng như sự phát triển của các kênh marketing mới nên đặc thù Marketing Dược cũng đã có rất nhiều thay đổi. Bài viết này xin nói sơ qua về những sự thay đổi đó để Doanh nghiệp lựa chọn cho mình 1 kênh Marketing phù hợp.

1.   Điểm qua thông tin về Markting Dược
Ở đây xin bàn về 2 dòng sản phẩm chính mà doanh số phụ thuộc phần lớn vào chính sách Marketing, đó là Thuốc OTC ( không kê đơn) và Thực phẩm chức năng. ( Về vấn đề Marketing cho thuốc kê đơn ETC sẽ bàn vào 1 bài viết khác).
Khách hàng của 2 dòng sản phẩm này gồm 2 loại: 1 là Nhà thuốc, 2 là người dùng cuối (người bệnh, người thân người bệnh,…). Đồng thời với việc đưa được sản phẩm vào nhà thuốc – kênh phân phối chính của sản phẩm Dược  qua đội ngũ trình Dược viên - thì Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đưa được sản phẩm vào tiềm thức của người tiêu dùng, để kích thích người tiêu dùng mua hàng qua nhà thuốc hoặc qua điểm bán của Doanh nghiệp, tức là qua các kênh marketing.

2.   Sự thay đổi của Marketing Dược trong thời đại số.
Từ khi thị trường Dược phẩm Việt Nam bước vào giai đoạn cạnh tranh với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp từ những ông lớn ở nước ngoài đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, thì ngoài việc quan tâm đến việc phát triển kênh phân phối ( đưa sản phẩm vào nhà thuốc) , các Doanh nghiệp còn phải cạnh tranh nhau ở việc marketing sản phẩm đến người tiêu dùng.  Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của các kênh marketing ( đặc biệt là Online Marketing) đã mang đến 1 sức sống mới cho cuộc cạnh tranh khốc liệt đó. 

Nếu như cách đây vài năm, người tiêu dùng thường tin tưởng và chọn mua các sản phẩm dựa trên các quảng cáo truyền hình ( TVC – TV Commercial) và Doanh nghiệp chỉ cần đầu tư 1 khoản ngân sách cho TVC cũng đủ để kích cầu người tiêu dùng thì những năm trở lại đây, việc bùng nổ thông tin trên kênh internet đã giúp người tiêu dùng có những lựa chọn mới cho việc chăm sóc sức khỏe của họ.  Do tâm lý của người dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, nên việc sử dụng các công cụ như internet, báo chí,… để tìm hiểu thông tin ngày càng nhiều, hạn chế sự lệ thuộc vào việc tư vấn của nhà thuốc và quảng cáo truyền hình. Theo thống kê của CIMIGO tại Việt Nam năm 2012 thì lượng người tự tìm các thông tin trên internet để chuẩn đoán bệnh chiếm đến 20% lượng người sử dụng internet. Với chi phí giảm hơn rất nhiều, cộng với việc có thể dễ dàng đánh giá được kết quả (KPI) thì những giải pháp Marketing Online đã được rất nhiều doanh nghiệp Dược triển khai và bước đầu đã cho nhiều kết quả khả quan. Thậm chí có những doanh nghiệp chỉ sử dụng kênh Online Marketing mà không hề dùng thêm 1 kênh nào khác nữa.

 Tuy nhiên, phải nói rằng, tâm lý khách hàng vẫn còn tin tưởng nhiều vào quảng cáo truyền hình, sách báo, radio,... nên giải pháp Marketing Online thực chất thường là giải pháp bổ trợ, còn nếu muốn thành công thực sự thì chỉ mỗi kênh Marketing Online là chưa đủ.

2.   Sự cạnh tranh khốc liệt ở từng kênh Marketing
Mỗi kênh Marketing có những đặc thù riêng, và việc cạnh tranh ở mỗi kênh cũng rất khốc liệt.
Đơn cử như kênh TVC, nếu như ngày trước Doanh nghiệp chỉ cần làm 1 video đơn giản cùng những lời thoại quá đỗi nhàm chán với ngân sách vài chục triệu để chạy trên các kênh truyền hình thì giờ đây đã xuất hiện rất nhiều Doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư hàng tỉ đồng cho 1 TVC, với những diễn viên nổi tiếng ( có thể cả của VN và nước ngoài), những kịch bản mới lạ, đặc sắc. Không những thế, việc cạnh tranh trong việc chạy quảng cáo ở những giờ vàng hay các kênh chuyên biệt cũng thường xuyên xảy ra. Chả thế mà có những chương trình hot, báo giá quảng cáo gần 200tr cho chỉ 30s quảng cáo ( bằng tổng ngân sách Marketing 1 năm của 1 DN nhỏ).
Ecogreen được coi là người đi đầu trong việc đầu tư vào TVC
 với Quảng cáo Sâm Alipas được giới chuyên môn đánh giá cao.

Với mức chi phí khiêm tốn hơn so với kênh TVC thì các kênh Marketing Online cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng, và từ đó cũng xuất hiện cạnh tranh nhất định. Đó là sự cạnh tranh trong SEO, Googe Adword, Facebook Marketing, PR báo mạng,…. Bằng chứng cho thấy, việc triển khai hoạt động các kênh Marketing này đang tồn tại sự cạnh tranh sự không lành mạnh ở một số doanh nghiệp và 1 vài dòng sản phẩm. Sự cạnh tranh này nếu không được giải quyết 1 cách thấu đáo, rất dễ xảy ra 1 sự khủng hoảng lớn trong Marketing Dược.

Kết luận: Ngành Dược là 1 ngành tiềm năng ở các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc đầu tư và cạnh tranh mạnh mẽ ở ngành Dược là 1 điều hợp lý. Sự cạnh tranh đó xảy ra ở 2 phương diện Kinh doanh và Marketing, trong đó, theo bản thân tác giả sự cạnh tranh về Marketing là quan trọng hơn cả, quyết định tất yếu đến thành bại của Doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải sử dụng các chính sách Marketing phù hợp với thực tại Doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội, trong đó nên chú ý vào các kênh Marketing Online vì đây là 1 kênh rất tiềm năng.

Xem thêm bài viết: Các Kênh Marketing Online hiệu quả nhất cho ngành Dược
( sẽ post vào 6/4/2015)